BÍ QUYẾT CHĂM SÓC SẦU RIÊNG SAU THU HOẠCH – KHỞI ĐẦU VỤ MÙA BỘI THU
Chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch là giai đoạn cực kỳ quan trọng. Năng suất sầu riêng bắt đầu từ thời vụ sau thu hoạch. Tuy nhiên, nhiều nhà vườn chưa ý thức được vai trò của giai đoạn này. Theo chân Nông Nghiệp Sài Gòn tìm hiểu bí quyết chăm sóc vườn sầu riêng sau thu hoạch – khởi đầu cho mùa màng bội thu!
Hình: Cây sầu riêng bón phân hữu cơ Nông Nghiệp Sài Gòn
1. Mục đích và nguyên tắc của việc chăm sóc sầu riêng sau khi thu hoạch
Mục tiêu chính của giai đoạn này là: phục hồi sức khỏe vườn và kích thích cho cây sầu riêng ra đọt để nuôi hoa, trái trong vụ tới. Để kích thích cho cây ra đọt tập trung, cần áp dụng một số nguyên tắc sau:
Hạn chế tình trạng suy kiệt cây: nếu cây bị suy kiệt nặng thì có thể “thất thu” trong vụ sau hoặc cây bị suy thoái và chết.
Tạo 2-3 cơi đọt, cành lá xum xuê để đủ năng lượng cho mùa trái tiếp theo.
2. Quy trình chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch
Bước 1: Tỉa cành
Sau khi thu hoạch, cây trồng không thể hấp thu dinh dưỡng ngay lập tức. Vì vậy bón phân ngay sau khi thu hoạch có thể gây ngộ độc hoặc thất thoát phân bón. Nhà vườn nên cắt tỉa, rửa cành tán, cải tạo đất trong 7-10 ngày, sau đó bà con bắt đầu bón phân.
Tỉa cành, nhằm kích thích cho cây sầu riêng ra đọt tập trung, giúp cho cây phục hồi khả năng sinh trưởng và sinh sản ở vụ tiếp theo.
Việc tỉa cành còn kết hợp với việc sửa tán giúp hoa được thụ phấn được dễ dàng; ánh sáng có thể xuyên qua cây, giảm ẩm độ, hạn chế khả năng phát triển nấm bệnh.
Nguyên tắc tỉa bỏ cành:
- Cành sâu, bệnh
- Cành khô, ốm yếu, khả năng cho quả kém
- Cành trong tán, cành vượt che khuất ánh sáng
- Những cành mọc cách mặt đất 0.5-1 m cũng cần được tỉa bỏ để hạn chế bệnh nứt thân xì mủ.
- Cành có tàn dư cuống trái, cành giao tán
Hình : Tỉa bỏ cành giao tán, cành sát mặt đất, cành ốm yếu
Bước 2: Rửa cây
Sau khi hái trái và tỉa cành, cây sẽ có những vết thương. Vì thế, nhà vườn nên kiểm soát nấm, vi khuẩn bằng cách:
Vườn có tỷ lệ nấm bệnh thấp: phun tinh vôi phun ướt đẫm toàn bộ cây, có thể kết hợp tưới đẫm gốc.
Vườn nhiều bệnh (nấm hồng, đốm rong,…): phun thuốc (gốc đồng, mancozeb) toàn bộ thân lá đến gốc có thể lặp lại sau 5-7 ngày nếu bệnh nặng.
Đồng thời, bà con cần dọn sạch cỏ dại trong vườn – đây chính là nơi các loài dịch hại trú ngụ.
Bước 3: Cải tạo đất
Sau một mùa vụ mà nhà nông sử dụng rất nhiều phân bón, đặc biệt là 1 tháng trước khi thu hoạch. Cộng với việc xiết nước cuối thời điểm thu hoạch làm mặt đất khô, chai cứng, khả năng hấp thu nước kém. Do đó, bà con cần làm tơi xốp bề mặt đất để dung dịch phân bón đi sâu vào vùng rễ bên dưới, mang lại hiệu quả tối ưu.
- Bón phân hữu cơ Nhật, Bỉ: Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, nâng pH đất, cải tạo đất
- Xới nhẹ bề mặt
- Bước 4: Bón phân và quản lý nướcĐể phục hồi nhanh, yếu tố dinh dưỡng gần như là quan trọng nhất. Phân bón không chỉ giúp phục hồi cây mà còn là yếu tố quyết định đến năng suất vụ tiếp theo. Dinh dưỡng cần được cân bằng giữa hóa học và hữu cơ.
Phân hữu cơ giúp cải tạo đất tơi xốp, thông thoáng, tăng số lượng vi sinh vật có và hấp thu phân chất dinh dưỡng tốt hơn.
Quản lý nước:
- Tưới nước 2-3 ngày/lần
- Giữ lượng nước ổn định ở độ sâu 60-80cm
- Không tưới nước nhiễm mặn cho cây
Lưu ý chung:
Tưới đủ nước để phân bón hòa tan tốt, giúp rễ hấp thu hiệu quả
Bổ sung Trichoderma kết hợp phân hữu cơ để phòng ngừa nấm hại rễ trong đất như Phytophthora spp., Fusarium sp.,…