QUY TRÌNH CHĂM SÓC CÀ PHÊ SAU THU HOẠCH

Chăm sóc cà phê sau thu hoạch là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Bởi vì cà phê sau thu hoạch bị mất sức sinh trưởng nghiêm trọng. Để giúp cây phục hồi nhanh chóng cho vụ mùa mới nối tiếp cần có một quy trình bài bản. Cùng Hoàng Liên Sơn điểm qua các kỹ thuật chăm sóc cần thực hiện.

  1. Cắt tỉa cành cà phê

Việc cắt tỉa cành cần diễn ra theo đúng kỹ thuật và đúng thời điểm. Cắt tỉa cành đóng vai trò sẽ giúp kích thích cây nhanh phục hồi và phát triển cành thứ cấp, phân hóa mầm hoa. Tỉa cành tạo tán giúp cho cây cân đối, phân bố đều ánh sáng và các cành mang quả, để thuận lợi cho việc chăm sóc và thu hoạch.

Các loại cành chăm sóc cà phê sau thu hoạch cần cắt tỉa:

Cành chết, cành khô, bị sâu bệnh.

Cành già, cành bị dị dạng, còi cọc, nhỏ yếu, hoặc cành mọc sát hay đụng đất.

Cành tăm, các chồi vượt, cành vòi voi, chồi nằm sâu trong tán lá, cành mọc ngược, mọc thẳng đứng, hay chen chúc nhiều cành trên cùng 1 đốt.

Những cành đã cho quả hầu hết ở các đốt và chỉ còn chừa một số đốt ở ngọn, mà cành thứ cấp đã bắt đầu phát sinh thì nên cắt bỏ đoạn phía ngoài, để cây tập trung nuôi cành thứ cấp sẽ mang trái.

Thời gian cắt tỉa cành phù hợp là từ 15 -. 20 ngày sau thu hoạch. Tuy nhiên trong trường hợp, cây còi cọc quá yếu, không tiện cho việc cắt tỉa thì nên đợi đến khi cây phục hồi mới tiến hành cắt tỉa.

  1. Rửa vườn sau thu hoạch

Sau giai đoạn cắt tỉa, bà con tiến hành dọn dẹp sạch để vườn thông thoáng. Sử dụng các loại dung dịch phun rửa ướt đẫm vườn để phòng ngừa rong rêu, tảo đỏ, nấm hồng, và các tàn dư bệnh hại.

  1. Bón phân bổ sung dinh dưỡng

Việc thu hoạch quả đồng nghĩa với việc lấy đi một lượng lớn dinh dưỡng trong cây, làm cây suy kiệt. Đồng thời, sẵn sàng cho quá trình phân hóa mầm hoa cây cũng cần một lượng dinh dưỡng nhất định. Do đó, nhu cầu dinh dưỡng trong giai đoạn này là vô cùng thiết yếu cho cây.

Bổ sung phân vi sinh hoặc phân hữu cơ, phân chuồng đã ủ hoai. Khuyến nghị sử dụng Trichodema để giúp đất tơi xốp, gia tăng các hệ vi sinh vật có lợi trong đất phát triển, hạn chế tuyến trùng và những nấm bệnh gây hại có trong đất.

Bón phân bằng cách rải phân xung quanh gốc (không rải sát gốc hay bón trực tiếp vào gốc) hoặc có thể trộn phân bón với đất và vun thành bồn ở gốc cây giống như hình chóp nón, và tạo rãnh xung quanh mép tán cây cà phê để bón phân.

  1. Tưới nước cho cây

Nước có vai trò rất quan trọng trong các giai đoạn sinh trưởng của cà phê, lượng nước (tưới hoặc mưa) ảnh hưởng nhất định đến sự phân hóa mầm hoa, khi cây phân hóa mầm hoa hoàn chỉnh, hình thành nụ và nở hoa.

Chăm sóc cà phê sau thu hoạch cần tạo khô hạn cần thiết cho cây để thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa đồng loạt. Khi mầm hoa cà phê đã phân hóa đầy đủ tức hình thành chồi hoa. Các chồi hoa tiếp tục phát triển.

Khi hoa cà phê có màu trắng sữa đã đạt được chiều dài từ 1 – 1.2cm và chờ điều kiện thuận lợi để kích thích nở hoa.

Thường chỉ cần lượng mưa từ 3 – 10mm là đủ để kích thích hoa cà phê nở. Lượng mưa tối thiểu này được gọi là “ngưỡng mưa hoa nở”. Tuỳ giống cà phê, trung bình từ 6 – 10 ngày kể từ khi nhận được sự kích thích (mưa, tưới nước) thì hoa nở.

  1. Phòng trừ sâu bệnh hại

Phòng trừ sâu bệnh hại là bước chăm sóc cà phê sau thu hoạch cần thiết. Bà con cần thường xuyên thăm vườn để kịp thời phát hiện và xử lý bệnh hại. Đối với các sâu hại phổ biến như rệp vảy, rệp sáp, bọ xít…

Trên đây là những chia sẻ về quy trình chăm sóc cà phê sau thu hoạch toàn diện. Mọi thắc mắc cần giải đáp bà con vui lòng liên hệ Nông Nghiệp Hoàng Liên Sơn qua hotline 0813 18 39 79.

Chúc bà con một vụ mùa mới thành công!